Đăng ký

Sign Up to our social questions and Answers Engine to ask questions, answer people’s questions, and connect with other people.

Sign In

Login to our social questions & Answers Engine to ask questions answer people’s questions & connect with other people.

Forgot Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

Bạn phải đăng nhập để đăng tin

Please briefly explain why you feel this question should be reported.

Please briefly explain why you feel this answer should be reported.

Please briefly explain why you feel this user should be reported.

AloRao Latest Articles

So Sánh CPU Intel K, KF Và F: Điểm Khác Biệt Nổi Bật

So Sánh CPU Intel K, KF Và F: Điểm Khác Biệt Nổi Bật

Intel có rất nhiều bộ xử lý, chia thành các nhánh khác nhau. Đối với máy tính để bàn, chúng ta có Core i5, Core i7 và Core i9. Trong mỗi nhánh lại có các SKU (mã sản phẩm lưu kho), ví dụ như 14900K. Intel Core i9-14900K, một phần của Core i9, là một trong những chip mạnh nhất được bán ra từ Intel. Nhưng K có nghĩa là gì? Ngoài ra còn có Intel Core i9-14900F, vậy bộ xử lý nào tốt hơn để mua? Các hậu tố này mang ý nghĩa gì?

K so với F: Bộ xử lý Intel nào tốt nhất?

Bộ xử lý Intel có phần hậu tố không nhất thiết có nghĩa là nó tốt hơn bộ xử lý khác. Để so sánh K với F, chúng ta hãy xem ý nghĩa của hai hậu tố SKU này.

F: Hậu tố này có nghĩa là bộ xử lý Intel không chip có đồ họa tích hợp. Cần có GPU chuyên dụng để xuất video.

K: Bộ xử lý có hậu tố K được mở khóa và có khả năng ép xung. Chip không có hậu tố K bị khóa. Ngoài ra còn có phiên bản KS, cơ bản là giống như K và là bản Special với xung nhịp cao hơn.

KF: Sự kết hợp của hai hậu tố trên. Bộ xử lý Intel này vừa không bị khóa vừa không có xử lý đồ họa tích hợp.

Intel Core i9-14900K có thể được ép xung thủ công, miễn là bộ làm mát CPU theo kịp lượng nhiệt. i9-14900F không thể làm được điều này do bị Intel khóa và người dùng cũng sẽ cần GPU để có thể xem nội dung trên màn hình. Kết hợp cả hai sẽ là i9-14900KF, không có GPU nhưng có thể ép xung. Do đó, điều quan trọng cần phải ghi nhớ hậu tố “F” là không có GPU tích hợp.

CPU Intel K, KF và F có gì khác nhau?- Ảnh 1.

Không có sự khác biệt lớn về hiệu suất khi không ép xung. 14900K có lợi thế nhỏ về tốc độ xung nhịp, nhưng không phải là thứ thật sự đáng quan tâm, đặc biệt là tốc độ xung nhịp cơ bản. Bộ nhớ đệm, lõi, RAM và hỗ trợ PCIe 5.0 đều tương đồng giữa hai bộ xử lý.

Một lĩnh vực mà 14900F giành chiến thắng là mức tiêu thụ điện năng. Do tốc độ xung nhịp thấp hơn một chút và không có bất kỳ GPU tích hợp nào, Intel đã có thể giảm mức TDP và nó sẽ tiêu thụ ít hơn khoảng 40W so với 14900K khi chạy các tác vụ nặng. Khi mua sắm một linh kiện, giá cả thường là yếu tố quyết định, đây là điều cần cân nhắc khi xem xét giữa các bộ xử lý Intel có cùng SKU nhưng hậu tố khác nhau.

Khác biệt về giá cả

Bộ xử lý Intel mở khóa (“K”) thường có giá cao hơn bộ xử lý không có hậu tố. Intel Core i9-14900F có giá bán lẻ đề nghị phải chăng nhất. Tiếp theo là i9-14900 có đồ họa tích hợp và sau đó là i9-14900K có khả năng ép xung. Việc loại bỏ đồ họa tích hợp của CPU cho phép Intel giảm chi phí và cung cấp bộ xử lý cho những người không phụ thuộc vào thành phần này. Điều này đặc biệt hữu ích cho các hệ thống như PC chơi game, nơi hầu như ai cũng dùng GPU chuyên dụng.

CPU Intel K, KF và F có gì khác nhau?- Ảnh 2.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sản phẩm cũng được bán như giá bán lẻ đề nghị, do đó tùy theo nhu cầu và giá cả nơi mua, bạn có thể chọn loại chip phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền.

Phiên bản “F” của bộ xử lý Intel có thể hấp dẫn vì bạn không có ý định sử dụng đồ họa tích hợp để chơi game hoặc các tác vụ khác, nhưng có GPU tích hợp sẽ tốt hơn ngay cả khi chúng ta không có ý định sử dụng nó. Ví dụ nếu gặp sự cố với một thành phần của PC, một CPU có thể thể hoạt động không cần card đồ họa rời sẽ thuận tiện hơn để xác định nguyên nhân.

Sau đó là trường hợp thiết lập nhiều màn hình. GPU tích hợp phát huy tác dụng với các kết nối HDMI và DisplayPort trên bo mạch chủ. Sử dụng một trong những kết nối này thay thế và màn hình thứ hai sẽ được điều khiển bởi GPU Intel, cho phép card đồ họa rời tập trung hoàn toàn vào tác vụ nặng hơn mà người dùng thật sự cần đến.

CPU Intel K, KF và F có gì khác nhau?- Ảnh 3.

Cuối cùng, Intel đã bổ sung khả năng Quick Sync Video vào GPU, cho phép mã hóa và giải mã video tốt hơn. Ngay cả khi bạn không thực hiện bất kỳ tác vụ nào như vậy trên PC, đây vẫn là một tính năng có sẵn tiện dụng.

Nếu tất cả các bộ xử lý có giá tương đương nhau hoặc không chênh lệch nhiều, thì phiên bản “K” là phiên bản nên mua. Phiên bản này có nhiều tính năng nhất, tích hợp đồ họa và được mở khóa hoàn toàn để ép xung. CPU “F” và CPU không có hậu tố có thể hợp lý nếu bạn mua được với mức giá thấp đáng kể so với CPU “K”. Không có lựa chọn CPU Intel nào là sai lầm, ít nhất là về mặt hậu tố K, KF và F. Tất cả chúng đều là những bộ xử lý có sức mạnh tiêu chuẩn như nhau với sự khác biệt nhỏ về mức tiêu thụ điện và vài thông số kỹ thuật.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận