Tầm giá 500.000đ hiện có rất nhiều lựa chọn loa di động. Mỗi loại lại có ưu điểm khác nhau, ví dụ như công suất lớn để âm lượng lớn hơn, thiết kế siêu bền chống bụi, có đèn nháy vui mắt và nước hoặc pin dài để nghe vài ngày mới hết. Nhưng, nếu muốn tổng hòa được các tính năng đó thì hiện có thể tham khảo mẫu Sounarc XR3 Mini này.
Loa Sounarc XR3 Mini nhỏ gọn với điểm nhấn là dải đèn LED RGB đổi màu theo nhạc.
Cảm nhận đầu tiên về loa thực ra không có gì đặc biệt: Vẫn là kiểu thiết kế dạng viên nhộng với ê căng phủ phía trước và 1 móc treo quen thuộc, không có gì lạ lẫm. Phần vỏ làm hoàn toàn bằng nhựa đánh nhám trông không mấy bền bỉ, nếu được bọc vải hoặc dùng cao su thì có lẽ sẽ yên tâm hơn khi đem đi chơi, lên rừng xuống biển.
Thiết kế loa không xuất sắc so với tầm giá, vỏ nhựa không bền bằng loại bọc vải hay cao su, có chống văng nước IPX4 và quai đeo nhỏ bên hông.
Dải đèn LED RGB là điểm nhấn
Điểm nhấn của mẫu loa này nằm ở dải 5 đèn LED nằm ẩn dưới ê căng có thể đổi màu và nháy theo nhịp nhạc hoặc hiển thị mức âm lượng. Chất lượng hệ thống đèn rất tốt vì có 1 lớp vật liệu trắng mờ tản ánh sáng giúp các dải màu hòa quyện vào nhau mượt mà, chưa bằng dòng JBL Pulse nhưng hơn rất nhiều các loa tích hợp đèn RGB khác trong tầm giá.
Chất lượng gia công của loa rất ổn, ngoài bề mặt nhựa trông hơi rẻ tiền ra, mọi thứ đều đáng khen. Loa có cổng sạc USB-C, khe cắm thẻ nhớ microSD và jack 3.5mm ở phía sau, che bằng 1 nắp cao su kín đáo và hỗ trợ chống văng nước IPX4, tức là có thể chịu được nước đổ lên hoặc dùng dưới mưa nhỏ mà không hỏng.
Chất âm xứng đáng tiền triệu
Nếu so với các loa di động mini của hãng lớn như Sony XB1x hay JBL Go series, mẫu XR3 Mini này có lẽ chỉ thua ở dải bass vì không dùng loa trầm thụ động. Thay vào đó, loa chỉ có 1 driver toàn dải công suất 5W, cho âm lượng đủ lớn để nghe thoải mái trong phòng khoảng 20m2.
Nghe thử chất âm loa Sounarc XR3 Mini.
Chất âm của loa này rất cân bằng. Bass không được cộng hưởng nhưng đánh rõ, đủ mạnh để thấy được sự sôi động của bản nhạc. Dải mid là điểm cộng cực lớn vì thể hiện êm, dễ chịu, làm nổi bật giọng hát ca sĩ, không bị tình trạng nghẹt tiếng nghe như tắc mũi. Dải cao cũng được xử lý tốt, nghe thoải mái, không gây khó chịu hay bị chói. Tuy nhiên, loa nghe ổn nhất ở mức âm lượng dưới 90%, nếu bật to hết cỡ nghe hơi “căng”, âm thanh méo nhẹ và hơi khó chịu đôi tai nếu đặt quá gần dù không vỡ, rè chút nào.
1 điểm cộng nhỏ cho mẫu XR3 Mini này là có thể ghép đôi 2 loa với nhau tạo dàn âm thanh stereo. Mức giá lúc này lên đến hơn 1 triệu/đôi nhưng với chất lượng âm thanh tốt như vậy là hoàn toàn xứng đáng, phù hợp dùng với laptop, máy tính trong phòng cỡ trung mà vẫn có thể mang theo đi chơi, du lịch nếu cần.
Thời lượng pin của loa theo quảng cáo là đến 10 giờ với âm lượng 50%, nhưng đây chỉ là khi tắt bộ đèn LED. Dùng thực tế, thường thì bạn sẽ phải bật âm lượng khoảng 60 – 80% mới thấy đủ nghe trong phòng và pin lúc này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng dưới 5 tiếng. Thời gian sạc pin qua cổng USB-C là khoảng 2.5 đến 3 tiếng tùy công suất củ sạc.
Nói chung nếu mua được với giá khoảng hơn 500.000đ thì đây vẫn là lựa chọn tốt cho ai cần âm thanh hay, nghe được nhiều thể loại nhạc và thích có đèn đổi màu nháy vui mắt. Nếu muốn thiết kế đẹp hơn, bền hơn thì có thể tham khảo vài mẫu khác của Tronsmart, Xiaomi, Redmi, còn nếu muốn pin “trâu” nghe cả tuần nhất định nên mua mẫu Baseus Aequr V2, nghe nhạc đến 30 tiếng mới phải sạc lại.
Ngoài ra, Sounarc cũng có 1 mẫu nữa thiết kế đơn giản hơn, công suất 5W + 5W cho âm lượng lớn, vẫn có chất âm hay mà giá lại chỉ chưa đến 400.000đ vì sale.
Để lại bình luận